Monthly Archives: March 2016

HR là gì?

HR  LÀ GÌ?

Để trả lời câu hỏi này tôi xin phép được đi từ “Cái duyên với HR”

Tôi vốn dĩ là nhân viên hành chính của một công ty tư nhân – quy mô tuy lớn nhưng lại phân tách thành nhiều công ty con thì suy cho cùng vẫn là nhỏ.

Chính bởi lẽ đó mà cũng ít khi tôi tìm hiểu xem HR là gì mặc dù nghe thấy mọi người xung quanh nói về thuật ngữ này rất là nhiều. Công việc hàng ngày của tôi: thông báo chấm công, làm thanh toán tạm ứng, tính lương… đụng đến đâu tìm hiểu đến đó.

Rồi cũng đến một ngày sếp giao cho nhiệm vụ đưa ra chỉ tiêu để sếp có cơ sở giữ nguyên mức lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mày mò tìm hiểu mãi ra cách xây dựng theo phương pháp 3Ps – blog anh kinhcan24’s – Có lẽ thời điểm các bạn đọc được bài viết này thì anh ấy đã nổi so với thời điểm bây giờ gấp nhiều lần rồi 😀

Một đại dương mênh mông kiến thức không biết bắt đầu từ đâu L. Tôi quyết định tham gia khóa học nhân sự Online dành cho người không chuyên.

Một chuỗi nhiệm vụ đổ về nhưng do một số lý do công việc tôi vẫn chưa thể hoàn thành được “Nhiệm vụ”. Thư nào của anh tôi cũng đọc rồi notes thư thành UNREAD, sau này có thời gian sẽ nghiền ngẫm.

Nhiệm vụ đầu tiên của tôi cần trả lời cho câu hỏi “HR là gì?”

Tôi điên cuồng tìm kiếm trên google, đọc nhiều kết quả nhưng nó vẫn có gì đó “chưa đúng lắm”. Đây là kết quả hay nhất tôi tìm được:

HR là viết tắt của Human Resources, nghĩa là nguồn nhân lực, người làm HR là làm việc với con người. HRM (Human Resources Management) liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong tổ chức: thu hút, hình thành, gìn giữ và phát triển nguồn nhân lực. Đây là những hoạt động ảnh hưởng tới việc bộ máy tổ chức làm việc có “trơn tru” hay không?

Có thể chia các đầu việc của HR như sau:

1. Xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc

Việc xây dựng mô tả và tiêu chuẩn công việc là hoạt động đầu tiên trong quản trị nhân lực. Thông qua sự tìm hiểu, quan sát sự thực hiện công việc của mọi người trong tổ chức, các HR sẽ phân tích, thiết kế công việc. Bản mô tả công việc, Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc chính là tiêu chuẩn đánh giá ứng viên và công cụ đo lường việc hoàn thành công  việc.

2. Tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng là hoạt động cơ bản của tổ chức. Từ tiêu chuẩn đã đặt ra, HR sẽ phải tìm nguồn ứng viên, đăng tin tuyển dụng. Sau khi nhận hồ sơ, HR sẽ sàng lọc hồ sơ và liên hệ với ứng viên, mời tham gia phỏng vấn. Tuỳ vào quy mô, chính sách nhân sự của từng tổ chức sẽ có quy trình tuyển dụng khác nhau. Sau khi trải qua tất các các giai đoạn, ứng viên sẽ chính thức trở thành nhân viên của công ty.

3. Đào tạo và phát triển

Sau khi xác định được nhu cầu và đối tượng đào tạo, tổ chức sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo và lên kế hoạch đào tạo. Quy trình đào tạo thường gồm các bước: xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, cần xây dựng ngân sách cho đào tạo để lựa chọn phương pháp phù hợp, xây dựng lộ trình công danh gắn với đạo tạo và đánh giá năng lực.

4. Thù lao lao động

Thù lao lao động là những giá trị vật chất và phi vật chất mà người lao động nhận được trong quá trình làm thuê. Trong đó, tiền lương chiếm một tỉ trọng khá lớn. Tiền lương là giá cả sức lao động trên thị trường lao động, được nhà nước điều chỉnh thông qua quy định về tiền lương tối thiểu, hệ số lương để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Tổ chức sẽ trả lương cho người lao động dựa trên luật pháp, giá trị công việc và giá trị sức lao động. Ngoài ra, tổ chức và người lao động phải hoàn thành các nghĩa vụ của nhà nước: BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN.

5. Quan hệ lao động

Đây là vấn đề khá nhạy cảm và khó giải quyết trong quản trị nhân lực. Để thực hiện tốt, HR phải am hiểu về luật lao động cũng như các luật khác liên quan để đảm bảo quyền lợi của tổ chức và người lao động. Quan hệ lao động bắt đầu từ khi người lao động ký hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thực hiện các nội quy quy chế cho đến khi xử lý kỷ luật, giải quyết tranh chấp lao động và cho người lao động nghỉ việc.

6. Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện

HR phải biết tự lập kế hoạch làm việc cho bản thân để kiểm soát công việc. Điều này vô cùng quan trọng để thực hiện kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài các hoạt động chuyên môn chính, HR còn kết nối mọi người trong tổ chức thông qua các hoạt động, sự kiện.

Tại thời điểm hiện tại tôi đang hiểu HR là nguồn nhân lực, nhiệm vụ của người làm HR là đảm bảo được nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được kết quả như mong đợi.

HR bao gồm hai nội dung chính:

– Nhân sự: Quản lý con người ( Tuyển dụng – Đào tạo – Đánh giá – Đào tạo nâng cao – Giữ chân)

– Hành chính (Tìm hiểu doanh nghiệp – Xây dựng quy trình – Vận dụng quy trình – Phát triển quy trình)

Đây là những kiến thức sơ khai của tôi tại thời điểm này. Tôi nghĩ rằng chưa thực đúng và đủ. Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành các nhiệm vụ tôi sẽ hoàn thiện khái niệm của mình về HR.

Rất cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của tôi!

Hello world!

Chào mừng bạn đến với Hr Blogger Commutiy – Cộng đồng Blogger trong lĩnh vực Nhân sự. Đây là bài viết đầu tiên. Bạn có thể xóa, sửa và bắt đầu viết bài từ bài viết này.

Dưới đây là 1 số công cụ, website miễn phí dành cho giới nhân sự như:
– Công cụ tìm kiếm lời giản cho các vấn đề Nhân sự – Hr Search Tool
– Các khóa đào tạo online – Hr train hoặc Đào tạo nhân sự : dao tao nhan su .net
– Cộng đồng chia sẻ tài liệu Nhân sự – Hrshare: tailieunhansu .com
– Blog chia sẻ kinh nghiệm Nhân sự – Hrblog : blognhansu.net
Các công cụ này được xây dựng để phục vụ cộng đồng nên sẽ rất hữu ích với những ai hoạt động trong lĩnh vực nhân sự.

Và hướng dẫn sử dụng blog:
1. Vào khu vực quản trị blog – admin (để viết bài, thay đổi giao diện, cập nhật tính năng, theo dõi lượt thống kê …) : Click vào Login ở Slide bar bên trái. Tiếp theo vào Mysite ở góc trên cùng bên trái blog
2. Xem thống kê: Mysite / Dashboard
3. Viết bài : Mysite / Post
– Xem tất cả các bài viết: All Posts
– Viết bài mới: Add new
+ Viết tiêu đề: Enter title here
+ Upload ảnh, tài liệu: Add media
+ Xem trước bài viết: Preview (ở bên phải)
+ Chọn thư mục để đăng: Categories (ở bên phải bên dưới)
+ Viết tag: Tag (ở bên phải bên dưới)
+ Chọn ảnh đại diện cho bài viết: Featured Image (ở bên phải bên dưới)
+ Đăng bài: Publish (ở bên phải)
– Tạo và quản lý thư mục : Category

4. Quản lý tài liệu, ảnh trên blog: Mysite / Media
5. Tạo trang gốc (không phải bài viết): Mysite / Pages
6. Quản lý phản hồi – comment: Mysite / Comment

7. Quản lý giao diện blog (thay đổi, chỉnh sửa): Mysite / Appearance
– Thay đổi giao diện: Themes
+ Xem trước giao diện: live preview
+ Chọn và thay đổi: Activate
– Chỉnh sửa chung giao diện: Customize
+ Thay đổi tên site và giới thiệu site: Site Title / tagline
+ Thay đổi màu sắc: color
– Chỉnh sửa các slide bar (phần khung, chức năng hiện xung quanh bài viết – bên phải, bên trái, dưới): Widgets
– Chỉnh sửa menu ngang: Menu

8. Quản lý các tính năng của blog: My site / Plugins
9. Quản lý tài khoản (thay đổi mật khẩu, lời giới thiệu …): My site / user
10. Xuất, nhập, xóa blog: Mysite / Tool
11. Chỉnh sửa chế độ hiển thị và tính năng của blog: Mysite / Setting
+ Chế độ chung: General
+ Chế độ bài viết: Writting
+ Chế độ đọc: Reading
+ Các chế độ khác

Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo!